Ở phần này của cuốn sách sẽ chuyển sang một nỗ lực có tính chất khơi mở để áp dụng vào chính trị Mỹ lý thuyết tính cách đã phát triển trong phần trước. Song, trước hết cần chỉ rõ các vấn đề và hạn chế của kiểu tiếp cận chính trị này. Chính đề chung của tôi là tính cách nội tại định hướng đã có chiều hướng và vẫn đang có chiều hướng thể hiện mình trong chính trị theo kiểu “người giáo huấn” (moralizer), trong khi tính cách kiểu ngoại tại định hướng thường thể hiện mình về mặt chính trị theo kiểu một “người dự đoán nội tình” (inside-dopester). Các kiểu này cũng gắn liền với một chuyển biến trong tâm trạng chính trị từ “phẫn nộ” sang “khoan dung”, và một thay đổi trong quyết định chính trị từ sự thống trị của một giai cấp cầm quyền sang sự phân tán quyền lực giữa nhiều nhóm áp lực nhỏ đang cạnh tranh. Một số dịch chuyển này có thể nằm trong các yếu tố nguyên nhân của sự xuất hiện kiểu ngoại tại định hướng.
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.